“Chìa khóa bảo mật” hóa đơn điện tử dành riêng cho chủ Doanh nghiệp
Chủ doanh nghiệp sẽ chủ động kiểm soát và quản lý toàn bộ quy trình gửi, nhận và lưu trữ thông tin hóa đơn chứng từ trong hệ thống.
Bảo mật thông minh hóa đơn điện tử với xác thực 2 lớp
Áp dụng công nghệ xác thực 2 lớp bằng mật khẩu (hoặc mã tra cứu) và mã OTP được gửi trực tiếp đến số điện thoại của chủ doanh nghiệp đã đăng ký tại MIFI
Lưu trữ an toàn trên MIFI Cloud
Toàn bộ cơ sở dữ liệu, hóa đơn điện tử và thông tin doanh nghiệp được lưu trữ và bảo mật an toàn trên hệ thống MIFI Cloud dưới dạng 2 file PDF và XML. Hệ thống này sẽ được đặt tại Microsoft Azure - Hệ thống Cloud có quy mô và bảo mật lớn nhất Thế giới.
Quy trình Back-up dữ liệu trực tuyến an toàn
Toàn bộ thông tin, dữ liệu của doanh nghiệp được sao lưu thường xuyên bằng công nghệ sao lưu hiện đại trên nền tảng điện toán đám mây như Azure Backup, Backup and Sync Google,..
Mã hóa dữ liệu theo tiêu chuẩn mới nhất
Toàn bộ thông tin tại doanh nghiệp đều được mã hóa theo tiêu chuẩn 256 bit với công nghệ AES mới nhất trên hệ thống MIFI Cloud và trên tất cả các phiên bản Backup khác.

Ms. Thư hỗ trợ giải quyết vấn đề rất nhiệt tình, cụ thể và đầy đủ.
Hóa đơn điện tử, Hỗ trợ, Giải quyết vấn đề Hợp tác xã Vận tải và Dịch vụ Công Nghệ Việt03/12/2020
Rất hài lòng
Hóa đơn điện tử, Hài lòng Công ty TNHH Băng tải Vĩnh Thăng03/11/2020Mọi thứ đều rất tốt.
Hóa đơn điện tử, Tư vấn LySa Tran15/10/2020
Thủ tục hồ sơ đăng ký nhanh gọn. Sử dụng khá OK. Bạn Văn Đạt tư vấn, hỗ trợ nhiệt tình. Đội ngũ hỗ trợ nhiệt tình
Hóa đơn điện tử, Hỗ trợ Computer Minhvu15/10/2020CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP
- Giảm chi phí in ấn, gửi, bảo quản, lưu trữ, khai thác hóa đơn.
- Thuận tiện cho việc hạch toán kế toán, đối chiếu dữ liệu, quản trị kinh doanh của doanh nghiệp, kê khai, nộp thuế.
- Tăng tính an toàn cho hóa đơn khi hóa đơn điển tử có thể sao chép thành nhiều bản, tránh được các rủi ro, thất lạc, hư hỏng hóa đơn; nếu mất có thể yêu cầu cấp lại hóa đơn.
- Quá trình thanh toán nhanh hơn.
- Góp phần bảo vệ môi trường.
Hóa đơn điện tử không có khái niệm liên. Bên phát hành hóa đơn (bên bán), bên tiếp nhận hóa đơn (bên mua) và CQT cũng khai thác dữ liệu trên 1 bản hóa đơn điện tử duy nhất.
- Hóa đơn xuất khẩu;
- Hóa đơn giá trị gia tăng;
- Hóa đơn bán hàng;
- Hóa đơn khác gồm: tem, vé, thẻ, phiếu thu tiền bảo hiểm…;
- Phiếu thu tiền cước vận chuyển hàng không, chứng từ thu cước phí vận tải quốc tế, chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng…, hình thức và nội dung được lập theo thông lệ quốc tế và các quy định của pháp luật có liên quan.
Có. Trường hợp cần ghi thêm chữ nước ngoài thì chữ nước ngoài được đặt bên phải trong ngoặc đơn ( ) hoặc đặt ngay dưới dòng tiếng Việt và có cỡ nhỏ hơn chữ tiếng Việt.
Theo điều 12 của thông tư 32 quy định về việc thực hiện chuyển đổi hóa đơn như sau: Người bán hàng hóa được chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy để chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hoá hữu hình trong quá trình lưu thông và chỉ được chuyển đổi một (01) lần.
Chưa có quy định xử phạt hành vi làm mất hóa đơn chuyển đổi.
Theo quy định tại Điều 6 thông tư 32/2011/TT-BTC thì trên Hóa đơn điện tử phải có Chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật của người bán; ngày, tháng năm lập và gửi hóa đơn. Chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật của người mua trong trường hợp người mua là đơn vị kế toán.
Đến trước thời điểm cơ quan thuế bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử thì các doanh nghiệp hiện nay vẫn có thể sử dụng song song 2 hình thức hóa đơn điện tử và hóa đơn giấy miễn sao phải đảm bảo được các nguyên tắc lập và phát hành hóa đơn theo quy định.
(Theo quy định tại Thông tư 39/2014/TT-BTC, Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014).
Đối với hóa đơn giấy thì doanh nghiệp có thể không lập hóa đơn cho đơn hàng có giá trị dưới 200.000đ. Tuy nhiên, căn cứ theo Nghị định 119/2018/NĐCP, với hóa đơn điện tử thì bắt buộc phải xuất hóa đơn đầy đủ nội dung và không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
Theo Thông tư 39/2014/TTBTC, Thông tư 96/2015/TT-BTC của Bộ tài chính, thời điểm lập hóa đơn là thời điểm hoàn thành việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho người mua. Đối với hóa đơn điện tử, việc này đồng nghĩa với việc ngày ký và phát hành hóa đơn phải trùng nhau.
Trường hợp người bán phát hiện ra hóa đơn bị sai ngày và lập hóa đơn điều chỉnh thì sẽ không bị xử phạt. Trường hợp ngày ký và ngày phát hành hóa đơn điện tử khác nhau thì người mua vẫn được khấu trừ thuế còn người bán sẽ bị xử phạt hành chính về hóa đơn theo Thông tư 219/2013/TTBTC.
Theo quy định tại thông tư số 32/2011/TTBTC, để đảm bảo nguyên tắc thông tin chứa trong hóa đơn điện tử có thể truy cập, sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết thì người bán phải lập hóa đơn điện tử có đầy đủ danh mục hàng hóa mà không được dùng hình thức đính kèm bảng kê.
Trong trường hợp danh mục hàng hóa, dịch vụ bán ra nhiều hơn số dòng của một trang hóa đơn thì người bán có thể phát hành một hóa đơn có nhiều trang và các trang hóa đơn đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Cùng một số hóa đơn, cùng mẫu và ký hiệu hóa đơn.
- Cùng tên, địa chỉ, MST của người mua và người bán.
- Có ghi chú bằng tiếng Việt không dấu “tiep theo trang truoc - trang X/Y”.
Đầu tiên, có thể khẳng định đây là hai loại chứng từ hoàn toàn khác nhau.
Việc chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy được quy định tại Điều 12, Thông tư 32/2011/TTBTC và có giá trị pháp lý tương đương với hóa đơn điện tử. Hóa đơn giấy chuyển đổi chỉ có hiệu lực đến hết 31/10/2020 (Theo Thông tư 68/2019/TT-BTC).
Việc chuyển đổi hóa đơn điện tử thành chứng từ giấy được quy định tại Điều 10, Nghị định 119/2018/NĐCP và chỉ có giá trị lưu trữ để ghi sổ, theo dõi theo quy định. Loại chứng từ này có hiệu lực từ ngày 01/11/2020.
Một điểm khác biệt đáng lưu ý giữa hai loại chứng từ này là chứng từ giấy chuyển đổi từ hóa đơn điện tử dùng để lưu thông hàng hóa không cần phải có chữ ký và đóng dấu của người mua, người bán. Trong khi đó hóa đơn giấy chuyển đổi từ hóa đơn điện tử phải có đầy đủ con dấu và chữ ký của người bán.
Theo hướng dẫn của Cục thuế Hà Nội tại Công văn 66715/CTTTHT, chỉ cần hóa đơn giấy chuyển đổi đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 12 Thông tư 32/2011/TT-BTC thì việc ngày ký chuyển đổi khác với ngày ký hóa đơn điện tử vẫn được xem là phù hợp quy định.
Doanh nghiệp không nhất thiết phải in hóa đơn điện tử ra bản cứng để lưu trữ. Tuy nhiên, nếu cần thanh toán nội bộ hoặc kẹp chung với chứng từ kế toán thì doanh nghiệp nên in hóa đơn điện tử ra chứng từ giấy.
Khi quyết toán, để quá trình kiểm tra được thuận tiện, doanh nghiệp cũng nên in hóa đơn điện tử ra để kẹp chung với các chứng từ khác. Nên lưu ý rằng việc này hoàn toàn không bắt buộc.
Khi hết hạn phần mềm hóa đơn điện tử nhưng khách hàng chưa sử dụng hết số lượng hóa đơn điện tử đã đăng ký, khách hàng vẫn được sử dụng phần mềm để quản lý và lưu trữ hóa đơn điện tử đã phát hành nhưng không được phát hành tiếp các hóa đơn điện tử còn lại. Để sử dụng tiếp các hóa đơn điện tử còn lại, khách hàng cần thanh toán phí gia hạn thuê bao theo thời gian thuê bao khách hàng đăng ký thêm.